Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Đối với các cơ sở giáo dục nghể nghiệp, đào tạo có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo và cơ hội đầu tư. Do đó đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp không chỉ là mối quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước, của các cơ quan chủ quản mà còn là mối quan tâm trực tiếp của mỗi cơ sở giáo dục nghể nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề nhận được thông tin phản ánh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc: Có một số đối tượng giả danh lãnh đạo và cán bộ của Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề gọi điện để yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mua sách hoặc thực hiện một số hoạt động khác
Sau 12 ngày làm việc tích cực, hiệu quả, khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng cơ sở dạy nghề cho cán bộ, giáo viên, giảng viên các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong quân đội tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng do Cục Nhà trường – Bộ Tổng tham mưu phối hợp với Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề tổ chức đã bế giảng ngày 29/7/2016.
Trong 2 ngày 21 – 22 tháng 4 năm 2016, tại trường Cao đẳng nghề số 20 – Bộ Quốc phòng (Nam Định), Tổng cục Dạy nghề (Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề) đã phối hợp với Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả hợp tác giai đoạn 1 với Hội đồng Anh về xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng dạy nghề”. Tới dự và chỉ đạo Hội thảo có PGS.TS. Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề; đại diện cơ quan chủ quản của trường tham gia chương trình hợp tác có PGS.TS. Chu Minh Hồng, Thiếu tướng – Phó Cục trưởng Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng; Bà Nguyễn Phương Chi cán bộ Hội đồng Anh Việt Nam, đại diện cán bộ lãnh đạo 9 trường mới tham gia hợp tác giai đoạn 2, đại diện các cụm trường tham gia hợp tác giai đoạn 1 và cán bộ, chuyên viên Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề.
Trong thời gian 12 ngày, các cán bộ, giáo viên, giảng viên sẽ được các chuyên gia trao đổi và cùng thảo luận các nội dung của công tác kiểm định như: Quy định của Pháp luật Việt nam về Kiểm định chất lượng dạy nghề; Quy trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề; Kỹ năng quan sát; Kỹ năng phỏng vấn; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng thu thập thông tin và minh chứng,...
Cổng dịch vụ công quốc gia
Cổng dịch vụ công trực tuyến

Thống kê truy cập

Trong ngày0

T.Truy cập0

Trực tuyến0